Não bộ là cơ quan điều khiển mọi hoạt động của con người. Sẽ ra sao nếu bộ phận này bị tổn thương hay gặp vấn đề nào đó. Quả thật rất nghiêm trọng, đúng không các bạn? Thế nhưng có rất nhiều chứng bệnh liên quan đến não bộ mà trong đó hội chứng sa sút trí tuệ Dementia là một điển hình. Để bạn có thêm thông tin về hội chứng này, hãy cùng theo dõi nội dung sau.
Bệnh sa sút trí tuệ ( Dementia ) là gì và các biểu hiện.
Dementia là gì, Theo các tài liệu y học nó là một nhóm các triệu chứng ảnh hưởng đến trí nhớ, suy nghĩ, khả năng nhận thức về xã hội và cuộc sống hàng ngày.
Đây không phải là một bệnh cụ thể, có một số bệnh khác cũng có thể gây ra chứng sa sút trí tuệ.
Mặc dù sa sút trí tuệ nói chung liên quan đến mất trí nhớ, nhưng mất trí nhớ đến từ những nguyên nhân khác nhau. Nếu chỉ có triệu chứng mất trí nhớ, điều đó không có nghĩa là người đó bị sa sút trí tuệ.
Biểu hiện nhận biết của bệnh sa sút trí tuệ là việc mất khả năng thực hiện các hoạt động hàng ngày, đó là tình trạng suy giảm khả năng nhận thức.
Các chức năng nhận thức bị ảnh hưởng gồm có: trí nhớ, kỹ năng ngôn ngữ, việc thông hiểu thông tin, nhận thức về không gian, khả năng phán đoán và chú ý. Người bị sa sút trí tuệ có những trở ngại về việc giải quyết vấn đề và kiểm soát các cảm xúc của mình. Họ cũng có thể có sự thay đổi về cá tính.
Các triệu chứng chính xác mà người bị sa sút trí tuệ gặp phải tùy thuộc vào khu vực não bộ bị hư hại do nguyên nhân gây ra sa sút trí tuệ. Có nhiều loại bệnh sa sút trí tuệ, một số tế bào thần kinh trong não bộ ngừng hoạt động, không còn liên lạc với các tế bào khác và chết đi.
Nguyên nhân của bệnh sa sút trí tuệ ( Dementia ).
Theo các nghiên cứu y học thì có nhiều chứng bệnh khác nhau gây ra chứng sa sút trí tuệ.
Trong hầu hết các trường hợp, các lý do mắc bệnh hiện chưa được làm rõ.
Về mặt cơ bản nguyên nhân chủ yếu của sa sút trí tuệ là do tổn thương hoặc mất các tế bào thần kinh và khả năng hoạt động của chúng trong não bộ bị suy giảm.
Tùy thuộc vào khu vực não bị ảnh hưởng thì chứng sa sút trí tuệ có thể ảnh hưởng đến mỗi người khác nhau và các triệu chứng cũng không giống nhau.
Cách phòng ngừa bệnh sa sút trí tuệ ( Dementia ).
Như đã nói ở trên đây không phải là căn bệnh cụ thể nên cũng không có biện pháp ngăn ngừa tối ưu. Nhưng có thể những lưu ý sau đây là rất hữu ích:
- Giữ cho tâm trí hoạt động. Các hoạt động sẽ kích thích tinh thần ví dụ như là: đọc sách , chơi cờ, giải câu đố… có thể trì hoãn sự phát triển của chứng sa sút trí tuệ cũng như là giảm hậu quả của nó.
- Siêng vận động, rèn luyện thể dục thể thao tăng cường sức khỏe là phương pháp hiệu quả phòng tránh bệnh.
- Chế độ dinh dưỡng hợp lý, bổ sung nhiều vitamin tốt cho não bộ.
- Đảm bảo chất lượng cuộc sống, hạn chế sử dụng chất kích thích, tránh tình trạng căng thẳng suy nghĩ kéo dài.
- Theo dõi sức khỏe thường xuyên, điều trị kịp thời các bệnh lý khác nếu có.
Xin chào, đây là một bình luận
Để bắt đầu với quản trị bình luận, chỉnh sửa hoặc xóa bình luận, vui lòng truy cập vào khu vực Bình luận trong trang quản trị.
Avatar của người bình luận sử dụng Gravatar.
Hay quá chời !