Viêm mũi dị ứng không gây nguy hiểm đến tính mạng của người bệnh nhưng viêm mũi dị ứng mãn tính nếu không điều trị kịp thời có thể gây ảnh hưởng nhiều đến chất lượng cuộc sống của người bệnh.
Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng quanh năm
Viêm mũi dị ứng nói chung xảy ra khi hệ thống miễn dịch phản ứng quá mức với tác nhân gây dị ứng có trong môi trường sống. Khi viêm mũi dị ứng chỉ xuất hiện tại một thời điểm nhất định trong năm thì gọi là viêm mũi dị ứng theo mùa.
Vì vậy, nếu bị viêm mũi dị ứng quanh năm, nguyên nhân có thể là do:
- Dị ứng lông và da của động vật: Lông và da của động vật có khả năng kích ứng các phản ứng dị ứng và gây viêm mũi dị ứng quanh năm cho người bệnh.
- Nấm mốc: Nấm có thể phát triển ở những nơi ẩm ướt và gây ra các triệu chứng dị ứng quanh năm, vì vậy, nhiều người sống ở ở môi trường ẩm ướt, khả năng thông gió kém có nhiều khả năng bị viêm mũi dị ứng quanh năm.
- Mạt bụi: Đây là những con bọ cực nhỏ có trong không khí. Nó sẽ ăn các tế bào da người và không khí rồi thải phân và nước bọt nước bọt. Điều này khiến một số người bị kích ứng và gây ra các triệu chứng viêm mũi dị ứng quanh năm.
- Bệnh lý: Ngoài ra, viêm mũi dị ứng quanh năm có thể liên quan đến một số bệnh lý (viêm mũi, viêm xoang…), thuốc (như Aspirin, thuốc chống viêm,…).
Triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng gồm
- Chảy nước mũi trong, sung huyết, hắt hơi và áp lực xoang.
- Ngứa mũi, nghẹt mũi
- Có cảm giác mệt mỏi, uể oải.
- Sưng, có màu xanh vùng da dưới mắt.
- Giảm cảm giác hoặc mất mùi, vị giác
Khi các triệu chứng xuất hiện thì lúc đầu chỉ là phản ứng tự nhiên để bảo vệ khi cơ thể tiếp xúc với nguyên nhân gây dị ứng qua đường hô hấp. Đây là những phản ứng tự nhiên giúp cơ thể chống đỡ và loại bỏ tác nhân gây hại ra ngoài nhanh hơn. Tuy nhiên, ở một mức độ nhất định, phản ứng này quá phát và sẽ trở thành nguy hiểm. Khi đó, bệnh gây nhiều biến chứng nguy hiểm như:
- Viêm xoang: Nếu nghẹt mũi kéo dài do viêm sẽ dẫn đến các xoang bị nhiễm trùng, viêm.
- Biến chứng ở mắt: Viêm kết mạc, ngứa mắt dẫn đến suy giảm thị lực.
- Rối loạn giấc ngủ: Vì những triệu chứng gây khó chịu cho người bệnh nên khiến giấc ngủ bị rối loạn.
- Hen suyễn
- Biến chứng về tai: Viêm mũi dị ứng có thể dẫn đến viêm tai giữa nếu không chữa trị kịp thời.
- Biến chứng đường hô hấp: Khi người bệnh bị viêm tai giữa có thể sẽ gây điếc, viêm họng…
Viêm mũi dị ứng kiêng ăn gì?
Cơ chế gây viêm mũi dị ứng đến từ việc sản sinh quá mức histamin trong cơ thể. Do đó, người bệnh cần kiểm soát và kiêng hẳn các thực phẩm gây dị ứng hoặc ảnh hưởng đến hệ miễn dịch.
Ngoài bị ảnh hưởng bởi thời tiết, một số thực phẩm cũng làm tăng phản ứng dị ứng. Vấn đề người bệnh viêm mũi dị ứng ăn gì và không nên ăn gì cũng rất cần được chú ý.
Đối với người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính, ngoài các dị nguyên từ môi trường thì thực phẩm cũng có thể là tác nhân gây bệnh. Chính vì thế, nếu biết kết hợp một cách khoa học giữa việc dùng thuốc và dinh dưỡng thì bệnh nhân sẽ đẩy lùi được căn bệnh này, nhanh chóng hồi phục sức khỏe, đây cũng là cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà vô cùng hiệu quả.
- Người bệnh viêm mũi dị ứng nói chung và viêm mũi dị ứng mãn tính nói riêng nên ăn nhiều rau, củ quả giàu vitamin C;
- Nên ăn các món ăn giàu Omega-3 như cá hồi, cá mòi, cá nục,…;
- Thực phẩm có tính ấm
- Gia vị có tinh dầu như bạc hà, rau mùi, rau ngổ,… có tác dụng rất tốt đối với người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính.
- Ngoài các thực phẩm nên ăn thì khi áp dụng cách chữa viêm mũi dị ứng tại nhà, người bệnh cũng cần tránh một số loại thực phẩm như: Thức ăn có tính lạnh, béo và tanh, đồ ăn cay nóng, các loại thực phẩm dễ gây dị ứng, các loại hạt gây ngứa với người bị viêm mũi họng, sữa và các chế phẩm từ sữa cũng không nên sử dụng với người bệnh viêm mũi dị ứng mãn tính.
Duy trì một chế độ ăn uống khoa học, kết hợp với việc tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định trong điều trị bệnh viêm mũi dị ứng của bác sĩ chính là biện pháp hữu hiệu giúp bệnh nhân viêm mũi dị ứng mãn tính có thể đẩy lùi căn bệnh này.